Sức đề kháng tốt giúp bảo vệ trẻ khỏi sự xâm nhập của vi khuẩn và các tác nhân gây hại từ môi trường. Việc nâng cao sức đề kháng cho trẻ luôn là mối quan tâm hàng đầu của nhiều ba mẹ. Đối với trẻ em, việc tăng cường sức đề kháng không chỉ giúp phòng tránh bệnh tật mà còn hỗ trợ phát triển toàn diện. Vì sao tăng sức đề kháng cho trẻ lại quan trọng như vậy? Hãy cùng Hoa Thiên tìm hiểu nhé!
Khi nào sức đề kháng phát triển ở trẻ
Sức đề kháng là một phần thiết yếu của hệ miễn dịch. Nó giúp cơ thể chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn, virus và các tác nhân gây hại. Hệ miễn dịch của cơ thể rất phức tạp. Chúng bao gồm các tế bào bạch cầu, đại thực bào và protein chống lại các tác nhân gây hại. Khi phát hiện có yếu tố lạ xâm nhập, các tế bào bạch cầu sẽ nhận diện và chống lại bằng cách tạo ra kháng thể.
Trong ba tháng cuối của thai kỳ, mẹ sẽ truyền kháng thể qua nhau thai cho thai nhi. Những kháng thể này giúp em bé vượt qua giai đoạn sinh nở an toàn. Vì vậy, hệ miễn dịch của thai nhi trong giai đoạn này chủ yếu phụ thuộc vào mẹ.
Trong những năm đầu đời, trẻ sẽ nhận được kháng thể thông qua việc bú sữa mẹ. Sữa non của mẹ chứa nhiều kháng thể mạnh, giúp em bé chống lại các bệnh nhiễm trùng.
Do đó, từ khi còn trong bụng mẹ, trẻ đã có khả năng miễn dịch thụ động nhờ mẹ truyền. Tuy nhiên, khả năng này chỉ có tính chất tạm thời và sẽ giảm dần trong vài tuần đến vài tháng sau khi sinh.
Biểu hiện của trẻ có đề kháng yếu
Để nhận biết trẻ có sức đề kháng yếu, mẹ có thể dựa vào những dấu hiệu sau đây:
Trẻ thường xuyên bị ốm vặt sau khi sinh. Khi được bú sữa mẹ, trẻ nhận được kháng thể giúp hệ miễn dịch phát triển dần. Tuy nhiên, do cơ thể còn non nớt trong những năm đầu đời, trẻ dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài. Trẻ có miễn dịch kém thường xuyên mắc các bệnh về hô hấp khi thời tiết thay đổi. Biếng ăn và bỏ bú trong một khoảng thời gian dài.
Thường xuyên gặp vấn đề về hệ tiêu hóa như rối loạn tiêu hóa, đi ngoài phân sống… Nếu tình trạng này kéo dài, có thể dẫn đến suy dinh dưỡng do trẻ không thể hấp thu đủ các chất. Sức chịu đựng của trẻ kém hơn so với các bạn đồng trang lứa. Trẻ thiếu năng lượng, thường mệt mỏi, không hào hứng tham gia vui chơi thể chất, thèm ngủ…
Vì sao cần tăng sức đề kháng cho trẻ
Trong quá trình phát triển của cơ thể, sức đề kháng đóng vai trò rất quan trọng. Nhờ có sức đề kháng mạnh mẽ, cơ thể trẻ có khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh. Nếu sức đề kháng của trẻ yếu, khi tiếp xúc với những tác nhân này, trẻ sẽ dễ bị nhiễm bệnh. Đặc biệt là các bệnh liên quan đến đường hô hấp như viêm họng, cảm lạnh, viêm phế quản, sổ mũi… Đồng thời, đề kháng yếu cũng dẫn đến tăng nguy cơ các vấn đề về hệ tiêu hóa do thường xuyên sử dụng kháng sinh điều trị.
Những trẻ thường xuyên mắc các bệnh nhỏ như cảm lạnh, khiến chúng biếng ăn và không đủ dưỡng chất. Do đó, sức đề kháng của trẻ sẽ dần suy giảm. Nếu không cải thiện, trẻ có thể rơi vào tình trạng suy dinh dưỡng và phát triển chậm. Tăng cường đề kháng giúp xây dựng một hàng rào bảo vệ để bảo vệ trẻ khỏi nguy cơ nhiễm bệnh.
Trước đây, cúm thường xuất hiện vào mùa đông, nhưng hiện nay do biến đổi khí hậu, cúm cũng có thể xảy ra vào mùa hè. Các bệnh truyền nhiễm ngày càng phức tạp. Tình trạng kháng thuốc kháng sinh đang là vấn đề lo ngại trên toàn cầu.
Những cách tăng đề kháng cho trẻ đơn giản
Để tăng cường sức đề kháng tự nhiên cho trẻ, mẹ có thể áp dụng những phương pháp sau đây:
Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý
Đối với trẻ sơ sinh, việc cho bé bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời rất quan trọng. Sữa mẹ có đủ dưỡng chất cần thiết giúp bé có sức đề kháng phòng ngừa bệnh tật. Đối với trẻ ăn dặm, mẹ nên cân đối các nhóm thực phẩm bao gồm tinh bột, chất đạm, chất béo… trong khẩu phần ăn của trẻ. Cần khuyến khích trẻ ăn đầy đủ, đa dạng các loại rau xanh, quả chín để bổ sung vitamin và khoáng chất – các dưỡng chất quan trọng hỗ trợ chức năng miễn dịch.
Ngoài ra, mẹ cũng cần đảm bảo cho trẻ uống đủ nước mỗi ngày.
Bổ sung các thực phẩm tăng cường sức đề kháng
Thực phẩm giàu chất chống oxy hóa và tốt cho hệ miễn dịch như cá. Các loại trái cây: chuối, bưởi, nho, cam, quýt cũng chứa nhiều chất chống oxy hóa. Bổ sung các thực phẩm giàu kẽm như tôm, cua, ngũ cốc, thịt bò,…
Thực phẩm giàu vitamin như khoai lang, rau xanh, cà chua sẽ ngăn ngừa mắc bệnh do vi khuẩn, cải thiện tiêu hóa và ngăn ngừa táo bón.
Cho trẻ tiêm phòng đầy đủ
Việc tiêm vắc xin sẽ giúp cơ thể trẻ có được kháng thể hoặc kích thích sản sinh kháng thể. Điều này giúp nâng cao khả năng phòng chống lại các tác nhân gây bệnh. Ba mẹ hãy tuân thủ lịch tiêm chủng cho trẻ và hướng dẫn của bác sĩ.
Hạn chế sử thuốc kháng sinh
Trong trường hợp trẻ mắc các bệnh lý do virus, thuốc kháng sinh không có tác dụng. Việc lạm dụng sẽ dẫn đến trẻ phụ thuộc vào thuốc và ảnh hưởng tiêu cực đến hệ tiêu hóa của trẻ.
Bổ sung sữa bột dinh dưỡngn nhà Inmilk
Ngoài chế độ ăn dinh dưỡng, sữa bột là dưỡng chất lý tưởng bổ sung thêm cho trẻ. Sữa Inmilk được sản xuất theo quy trình công nghệ khép kín của Singapore từ khâu nghiên cứu, phát triển công thức đến thành phẩm. Sữa Inmilk với hệ dưỡng chất inmilkplus cung cấp tối đa hàm lượng dưỡng chất. Chẳng hạn như DHA, ARA, Omega 3, Omega 6, Taurin&Choline, Sắt, Kẽm giúp bé phát triển một cách toàn diện về trí tuệ và thị giác.
Kết luận
Hy vọng bài viết trên sẽ giúp ích cho các mẹ nắm rõ tầm quan trọng tăng sức đề kháng cho con trẻ. Bên cạnh đó, việc tham khảo ý kiến từ các bác sĩ và chuyên gia sẽ giúp gia tăng hiểu biết và tin cậy trong việc chăm sóc sức khỏe cho bé. Nếu còn băn khoăn hay thắc mắc cần sự hỗ trợ. Hãy liên hệ cho chúng tôi – Dược phẩm Hoa Thiên qua website hoặc số hotline để được hỗ trợ tư vấn.
Thông tin liên hệ
Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại Dược phẩm Hoa Thiên
Địa chỉ: Đường Lương Văn Nắm, Phường Dĩnh Kế, TP Bắc Giang
Hotline: 0904 178 566
Email: hoathienmilk@gmail.com
Website: https://hoathienmilk.com/